Brown Diamond – Vẻ Đẹp Khác Lạ Của Đá Quý Tự Nhiên
Kim cương là loại đá quý có giá trị cao, được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại kim cương đều được đón nhận như nhau. Trước đây, Brown Diamond (kim cương nâu) từng bị thị trường trang sức ghẻ lạnh trong một thời gian dài. Nhưng thời thế đã thay đổi, hiện nay dòng kim cương này đang được sử dụng phổ biến cho nhiều loại trang sức.
Brown Diamond Là Gì?
Brown Diamond là kim cương tự nhiên màu nâu như của Chocolate. Ở thời kỳ sơ khai của ngành công nghiệp đá quý, kim cương nâu chỉ được sử dụng để chế tạo hạt mài mòn. Chúng thậm chí còn bị ghẻ lạnh bởi màu sắc kém bắt mắt hơn so với các loại khác.
Nguồn Gốc Của Màu Nâu
Kim cương nâu hay Chocolate Diamonds có thời gian hình thành lên đến hơn 3 tỷ năm. Chúng được tạo nên từ các hạt siêu carbon với nhiệt độ và áp suất cao trong lòng đất. Nhờ áp lực lớn khiến mạng tinh thể bị biến dạng và xuất hiện kết cấu hạt tinh thể kim cương.
Màu sắc của kim cương nâu được tạo nên do nguyên tố Niken hoặc mạng cấu trúc bị khoét. Quan sát bằng kính hiển vi sẽ thấy rất nhiều đường song song tương tự vân gỗ. Khi ánh sáng chiếu qua sẽ làm thay đổi mạng tinh thể, do chỉ hấp thụ được một lượng ánh sáng nhất định nên viên đá kém lóng lánh hơn.
Kim Cương Màu Nâu Ngày Càng Phổ Biến
Trong cả hàng thế kỷ, Brown Diamond bị xem là viên đá xấu xí bởi màu sắc không trắng sáng. Nhờ ý tưởng đột phá của De Beers mà những viên đá nâu đã tạo được chỗ đứng trong làng đá quý. Hiện nay, kim cương nâu được ứng dụng khá nhiều trên các dòng trang sức cao cấp.
Ứng Dụng Của Kim Cương Nâu Trong Chế Tác Trang Sức
Kim cương nâu không chỉ có một loại mà được phân thành nhiều cấp độ màu sắc khác nhau. Dựa vào sự khác biệt của về màu sắc mà chúng được xếp vào tông Champagne Diamond, Cognac hay Chocolate. Trong ngành công trang sức, kim cương nâu trở thành một xu hướng mới và được nhiều người đón nhận.
Trong thang điểm phân loại, màu sắc của kim cương nâu được chia thành các nhóm khác nhau. Từ mức K – M thuộc nhóm nâu nhạt, N – R rất nhạt và S – Z là cực nhạt. Màu sắc của kim cương là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị của chúng. Màu đậm cùng độ tinh khiết lớn sẽ giúp viên đá có giá bán cao.
Ngoài màu sắc nguyên thủy, người ta còn sử dụng các phương pháp xử lý để thay đổi màu sắc kim cương nâu. Có thể chuyển đổi kim cương nâu thành không màu hoặc màu vàng để tăng tính thẩm mỹ cho viên đá.
Với những yếu tố trên, kim cương nâu có thể dùng chế tác nhiều loại trang sức kim cương: trang sức nam kim cương, trang sức nữ kim cương, mẫu phụ kiện nam kim cương, mẫu phụ kiện nữ kim cương,…
Giá Bán Của Brown Diamond Hiện Nay
Cũng giống như các loại khác, kim cương nâu được phân loại trên cấp độ màu. Đây là yếu tố cơ bản tác động đến giá trị của chúng trên thị trường trang sức. The Golden Jubilee Diamond đang dẫn đầu về trọng lượng kim cương nâu với 317.40 carat. Viên đá được chế tác thành kim cương nâu thô 3106 carat và có giá lên đến 12 triệu USD. Kim cương nâu hiện được sử dụng trên nhiều mẫu trang sức, giá bán của chúng tương đương với kim cương trắng. Tuy nhiên, giá trị của mỗi viên đá còn phụ thuộc và chất lượng và kích thước thực tế.
Brown Diamond mang vẻ đẹp khác lạ và ấn tượng của khoáng sản tự nhiên. Với kỹ thuật chế tác tinh xảo giúp viên đá đạt tính thẩm mỹ cao, đáp ứng tốt các nhu cầu của trang sức cao cấp.