Có Được Phép Đeo Nhẫn Đính Hôn Và Nhẫn Cưới Cùng Nhau Không?
Nhẫn đính hôn và nhẫn cưới là hai món trang sức thiêng liêng gắn kết tình yêu đôi lứa, là biểu tượng cho sự thủy chung son sắt và bắt đầu của một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Vậy có được phép đeo nhẫn đính hôn và nhẫn cưới cùng nhau không?
Câu trả lời là CÓ. Thực tế thì không tồn tại bất cứ quy định nào ngăn cấm điều này cả. Thậm chí nếu thích, bạn có thể đeo chúng thường xuyên.
Cách Đeo Nhẫn Cưới Và Nhẫn Đính Hôn
Nhẫn cưới và nhẫn đính hôn không chỉ là trang sức làm đẹp đơn thuần. Nó là tín vật thiêng liêng nhất của tình yêu. Khoảnh khắc đôi bên trao nhẫn cho nhau, họ sẽ khắc vào tim mình hình ảnh đẹp nhất trong đời. Từ thời khắc đó, tình yêu sẽ gắn liền với trách nhiệm và sự sẻ chia.
Nhẫn Đính Hôn Đeo Ngón Nào?
Nhẫn đính hôn chỉ có một chiếc. Người nào được cầu hôn sẽ là người đeo nhẫn. Thông thường, người nam là người cầu hôn. Tâm lý phái mạnh thôi thúc họ là người chủ động, đứng ra che chở, chăm sóc cho người mình yêu đến suốt đời. Bởi vậy, chúng ta thường thấy hầu như phái nữ là người mang nhẫn. Nhẫn cầu hôn được đeo ở ngón áp út của bàn tay phải.
Tuy nhiên, chúng ta không nên mặc định rằng chỉ có người nam mới được cầu hôn. Có rất nhiều cô gái thoải mái trong việc thể hiện tình yêu của mình. Họ chủ động theo đuổi, tỏ tình và cầu hôn chàng trai mình yêu. Lúc này, người nam là người đeo nhẫn. Nhẫn đính hôn nam sẽ đeo ở ngón áp út của bàn tay trái.
Nhẫn Cưới Đeo Ngón Nào?
Khác với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới luôn luôn có một cặp. Trong hôn lễ chính thức, cô dâu và chú rể sẽ trao nhẫn cho nhau. Người nữ sẽ đeo ở ngón áp út của bàn tay trái, còn người nam sẽ đeo ở ngón áp út của bàn tay phải. Quy định này xuất phát từ nền văn hóa Tây Âu. Họ cho rằng ngón tay áp út sẽ dẫn thẳng tới trái tim. Đeo nhẫn ở ngón này ngụ ý rằng chiếc nhẫn sẽ gắn kết 2 con tim lại với nhau.
Lưu ý khi đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn
Khi đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn cùng nhau, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chọn nhẫn có kích thước phù hợp. Nhẫn quá chật sẽ gây khó chịu, nhẫn quá rộng sẽ dễ bị rơi mất.
- Chọn nhẫn có chất liệu bền. Nhẫn được làm từ vàng, bạc, kim cương,… sẽ bền hơn nhẫn làm từ các chất liệu khác.
- Chú ý đến độ an toàn. Nhẫn cưới và nhẫn đính hôn thường có giá trị cao. Bạn cần chú ý đến độ an toàn khi đeo để tránh bị mất cắp.